CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
| |
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
|
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
*** Lâm Đồng, ngày 15 tháng 5 năm 2013
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
(NHIỆM KỲ 2012 - 2017)
---
- Căn cứ Quyết định số 69 ngày 14/01/2013 của UBND tỉnh Lâm Đồng “V/v Công nhận Ban Chấp hành Hội VHNT Lâm Đồng khóa V, nhiệm kỳ 2012 - 2017”;
- Căn cứ Điều lệ Hội và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội;
- Theo đề nghị của Văn phòng Hội;
Hội Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng
ban hành Quy chế hoạt động của Hội như sau
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Lâm Đồng là tổ chức chính trị - xã hội -nghề nghiệp (Hội đặc thù) chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý của UBND tỉnh, là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Hội có trách nhiệm hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Điều 2: Hội VHNT Lâm Đồng có nhiệm vụ đoàn kết những người có khả năng sáng tác, lý luận phê bình, nghiên cứu và hoạt động... VHNT trong tổ chức Hội; giúp đỡ, động viên hội viên tích cực sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị phục vụ sự nghiệp đổi mới đất nước và địa phương; tổ chức các hoạt động VHNT; nâng cao chất lượng tạp chí Lang Bian và các ấn phẩm khác của Hội; đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, đối nội và đối ngoại; giữ mối quan hệ mật thiết với các ngành ở địa phương, Trung ương và các Hội bạn.
ChươngII
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, LỀ LỐI LÀM VIỆC
CỦA BAN CHẤP HNH, BAN THƯỜNG VỤ HỘI
Điều 3: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Ban Chấp hành Hội
1.Nhiệm vụ:Ban Chấp hành (BCH) phải thường xuyên hoạt động; Mỗi Ủy viên BCH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Quyền hạn: Ban hành các Nghị quyết, Kế hoạch, Thông báo, Kết luận,... về mọi hoạt động của Hội; thông qua các văn bản Hội nghị, Đại hội; xem xét, giải quyết những vấn đề về tổ chức, kết nạp, khai trừ hội viên; khen thưởng, kỷ luật, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động các Chi hội, Câu lạc bộ và các Ban chuyên môn của Hội.
3. Lề lối làm việc: Ban Chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Họp định kỳ 3 tháng 1 lần có thể họp bất thường và mở rộng để sơ kết tổng kết công tác thời gian qua, đề ra kế hoạch công tác cho thời gian tới. (Nội dung sinh hoạt trước từ 3 đến 5 ngày). Các Ủy viên BCH làm việc có kế hoạch, giữ mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực mình phụ trách, nắm bắt tình hình, đề xuất ý kiến với Thường trực Hội để cùng thực hiện.
Điều 4: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Ban Thường vụ
1. Nhiệm vụ:Chuẩn bị các văn bản, sơ kết, tổng kết, kế hoạch hoạt động,... trình BCH theo định kỳ. Ban Thường vụ (BTV) họp 1 tháng 1 lần để kiểm điểm công tác, giúp BCH chỉ đạo, giải quyết công việc giữa 2 kỳ họp BCH.
2. Quyền hạn: Chỉ đạo, điều hành mọi công việc của Hội theo Điều lệ và Nghị quyết của BCH. Các Ủy viên BTV được tham dự các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt (từ Chi hội trở lên), được sử dụng phương tiện, vật tư kỹ thuật, kinh phí theo quy định.
3. Lề lối làm việc:Mọi Ủy viên BTV làm việc theo kế hoạch được phân công; thường xuyên giữ mối quan hệ với Thường trực, BCH và các Chi hội, giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
ChươngIII
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, LỀ LỐI LÀM VIỆC
CỦA THƯỜNG TRỰC HỘIVÀ VĂN PHÒNG HỘI
Điều 5: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Thường trực Hội
1. Nhiệm vụ: Dự thảo các chương trình, nghị quyết, kế hoạch hoạt động của Hội để thông qua BTV và BCH; tổ chức thực hiện mọi hoạt động của Hội.
2. Quyền hạn: Chỉ đạo, điều hành mọi công việc của Hội theo Điều lệ và Nghị quyết của BCH; Tham dự các hội nghị, hội thảo, sinh hoạt từ Chi hội trở lên; được sử dụng phương tiện, vật tư kỹ thuật, kinh phí, theo quy định; thay mặt BCH, BTV giải quyết công việc thường ngày; duyệt ký các văn bản theo thẩm quyền; quản lý, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng Hội.
3. Lề lối làm việc:Họp giao ban 1 tháng 2 lần (có thể họp đột xuất); làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; chịu trách nhiệm trước luật pháp, tổ chức Đảng và hội viên về mọi hoạt động của Hội; giữ mối liên hệ chặt chẽ với các Chi hội, với các tổ chức VHNT Trung ương và các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương; làm việc theo kế hoạch tháng, quý, năm;
Điều 6: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Chủ tịch Hội
1. Nhiệm vụ:Chủ tịch Hội là người lãnh đạo cao nhất của Hội, chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước ở địa phương, trước BCH, BTV và toàn thể hội viên về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của BCH, BTV, Văn phòng và các tổ chức của Hội. Là chủ tài khoản của Hội, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về thu - chi ngân sách và quản lý tài sản của Hội.
2. Quyền hạn: Triệu tập, chủ trì các kỳ họp của BCH, BTV, Thường trực, hội nghị, hội thảo,... của Hội; ký duyệt các văn bản, chứng từ trong phạm vi quản lý; thực hiện công tác đối nội, đối ngoại liên quan tới hoạt động của Hội; Quản lý phân công công tác đối với cán bộ, viên chức (CB-VC) Văn phòng Hội; khen thưởng, kỷ luật đối với CB-VC, hội viên theo Điều lệ Hội và Luật Công chức.
3. Lề lối làm việc: Xây dựng kế hoạch công tác trình BTV và BCH; giữ mối quan hệ với các cơ quan Trung ương, địa phương, các Chi hội và hội viên của Hội; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách trong quản lý và điều hành.
Điều 7: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của các Phó chủ tịch
1. Nhiệm vụ:Giúp Chủ tịch Hội quản lý điều hành Hội ở lĩnh vực được phân công; Tham mưu cho Chủ tịch Hội những vấn đề chung và cụ thể ở lĩnh vực mình phụ trách để Chủ tịch có đủ căn cứ ra quyết định chính xác.
2. Quyền hạn:Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại thuộc lĩnh vực phụ trách (nhưng phải báo cáo để Chủ tịch Hội biết); chủ trì, tham dự các hội nghị chuyên đề, các cuộc họp của Chi hội, Câu lạc bộ và các Ban chuyên môn của Hội khi được Chủ tịch ủy quyền; được sử dụng phương tiện, tài sản phục vụ nhiệm vụ việc công; quản lý nhân lực, điều hành công việc trong lĩnh vực phụ trách; ký một số văn bản và điều hành công việc khi Chủ tịch Hội vắng mặt và khi được Chủ tịch ủy quyền.
3. Lề lối làm việc:Có kết hoạch công tác (báo cáo Chủ tịch) để phối hợp điều hành ở lĩnh vực được phân công; giữ mối quan hệ với các cơ quan Trung ương, địa phương và trong Hội ở lĩnh vực phụ trách; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội về những nhiệm vụ được giao; đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý, điều hành.
Điều 8: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Văn phòng Hội
(Có Quy chế riêng - Chủ tịch Hội ký duyệt, ban hành, tổ chức thực hiện).
Điều 9: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của tạp chí Lang Bian
(Có Quy chế riêng - Chủ tịch Hội ký duyệt, ban hành, tổ chức thực hiện).
Điều 10: Sử dụng Quỹ Hỗ trợ sáng tác của Hội
(Có Quy chế riêng - Chủ tịch Hội ký duyệt, ban hành, tổ chức thực hiện).
ChươngIV
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, LỀ LỐI LÀM VIỆC
CÁC BAN CHUYÊN MÔN, CHI HỘI, CÂU LẠC BỘ VÀ HỘI VIÊN
Điều 11: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc Hội đồng Nghệ thuật của Hội
(Có Quy chế riêng - Chủ tịch Hội ký duyệt, ban hành, tổ chức thực hiện).
Điều 12: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của các Chi hội
1. Nhiệm vụ: Tổ chức, động viên, giúp đỡ hội viên sáng tác, nhiều tác phẩm VHNT có giá trị. Duy trì nề nếp sinh hoạt Chi hội theo Điều lệ (có thể họp bất thường khi cần) để sơ kết, tổng kếtvà định hướng hoạt động. Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm (gửi báo cáo về Hội giữa tháng 5); tổng kết, bình xét thi đua cuối năm, kế hoạch hoạt động và dự trù kinh phí năm sau (gửi báo cáo về Hội giữa tháng 11). Thu hội phí cả năm nộp về Hội 50%, Chi hội giữ lại 50% hội phí để hoạt động.
2. Quyền hạn: Đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động của Chi hội theo các Nghị quyết của BCH và Điều lệ Hội. Quản lý, sử dụng kinh phí của Chi hội tiết kiệm, hiệu quả, công khai. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tham dự các hội nghị, hội thảo, Đại hội,... do Hội tổ chức. Xét và đề nghị kết nạp hội viên mới. Xét và đề nghị khen thưởng, kỷ luật, xóa tên hội viên của Chi hội.
3. Lề lối làm việc: BCH Chi hội làm việc trên nguyên tắc dân chủ, tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với BCH, BTV, Thường trực Hội, các Chi hội bạn, cấp ủy, chính quyền địa phương để xây dựng Chi hội phát triển toàn diện. Có các sổ theo dõi, ghi biên bản các kỳ sinh hoạt, thu - chi tài chính, hội phí, thăm hỏi,... của Chi hội.
Điều 13: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của các Câu lạc bộ
1. Nhiệm vụ:Tổ chức, động viên, giúp đỡ hội viên sáng tác nhiều tác phẩm VHNT có giá trị. Duy trì nề nếp sinh hoạt CLB 3 tháng/ lần để sơ kết, tổng kếtvà định hướng hoạt động (có thể họp bất thường khi cần). Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm (gửi báo cáo về Hội giữa tháng 5); tổng kết, bình xét thi đua, kế hoạch hoạt động, đề nghị phát triển hội viên mới hàng năm (gửi báo cáo về Hội giữa tháng 11).
2. Quyền hạn: Đề ra kế hoạch, tổ chức thực hiện hoạt động của CLB theo các Nghị quyết của BCH và Điều lệ Hội. Quản lý, sử dụng kinh phí của CLB tiết kiệm, hiệu quả, công khai. Được ra quyết định kết nạp (hoặc xóa tên) hội viên của CLB. Được mời đại diện BCN tham dự một số hội nghị, hội thảo, Đại hội,... do Hội tổ chức. Xét và đề nghị Hội khen thưởng hội viên của CLB. Tự quy định mức thu hội phí hàng năm để hoạt động.
3. Lề lối làm việc: Ban chủ nhiệm CLB làm việc trên nguyên tắc dân chủ, tập trung, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số. Giữ mối liên hệ chặt chẽ với Thường trực Hội, các CLB bạn, cấp ủy, chính quyền sở tại để xây dựng CLB phát triển toàn diện. Có các sổ theo dõi, ghi biên bản các kỳ sinh hoạt, thu - chi tài chính, hội phí, thăm hỏi,... của CLB.
Điều 14: Nhiệm vụ, quyền hạn, lề lối làm việc của Hội viên
1. Nhiệm vụ:Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức sáng tác nhiều tác phẩm VHNT có giá trị, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Tích cực thực hiện các Nghị quyết Đại hội VHNT Lâm Đồng và kế hoạch hoạt động hàng năm, hàng quý của Chi hội. Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt định kỳ, chuyên đề, các hoạt động của Chi hội và Hội. Đóng hội phí, và cước phítạp chí Lang Bian đầy đủ, đúng hạn.
2. Quyền hạn: Sáng tác và công bố tác phẩm theo Luật xuất bản và pháp luật Việt Nam . Tham gia các hoạt động và xây dựng Hội theo Điều lệ Hội. Được hưởng mọi quyền lợi chính đáng theo Điều lệ Hội.
3. Lề lối làm việc: Giữ mối quan hệ chặt chẽ với Chi hội và Hội; nắm bắt kịp thời định hướng sáng tác VHNT; tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, nhân văn, có tinh thần xây dựng Hội; chống các biểu hiện tiêu cực, bè phái, làm tổn hại đến lợi ích và uy tín của Hội.
Chương V
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 15: Khen thưởng
Cán bộ, viên chức, hội viên có thành tích xuất sắc trong công tác và hoạt động VHNT được Điều lệ Hội khen thưởng theo Luật Thi đua Khen thưởng.
Điều 16: Kỷ luật
Cán bộ, viên chức, hội viên vi phạm kỷ luật (tùy theo mức độ nặng nhẹ) sẽ bị xử lý kỷ luật theo Điều lệ Hội và Luật Công chức. Trình tự xem xét, đề nghị kỷ luật từ các Chi hội đến BCH. Đối với các Ủy viên BCH Hội (kể cả Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên BTV) nếu vi phạm kỷ luật, BCH Hội sẽ xem xét, biểu quyết hình thức kỷ luật theo đa số.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17: Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký; khi cần thiết BCH Hội sẽ xem xét, bổ sung hoặc sửa đổi. Các Quy chế làm việc của Hội trước đây đều hết hiệu lực./.
Nơi nhận: T/M BAN CHẤP HÀNH
- LH các Hội VHNTVN; CHỦ TỊCH
- TTTU,UBND tỉnh; Phạm Quốc Ca
- Ban (TC,TG) TU;
- Sở NV, MTTQ tỉnh;
- Chi bộ, PA83;
- Các UVBCH;
- Các Chi hội, CLB;
- Lưu.
Không có nhận xét nào:
Like hoặc No