Nâng
cao chất lượng sáng tác âm nhạc trong thời kỳ mới.
Kính thưa các anh chị văn
nghệ sĩ
Âm nhạc vốn rất gần gũi với con
người, gắn bó và luôn đi cùng đời sống con người chúng ta, từ khi
sinh ra rồi lớn lên ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ
của tuổi trẻ , những khi nghe âm nhạc ở xung quanh ta … mỗi người dần đã cảm
nhận được những bài hát và những điệu nhạc phù hợp với hoàn cảnh sống
của mình. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở mỗi người lại ở nhiều mức độ
khác nhau. Có người yêu đến độ say mê, có người lại rất thờ ơ khi nhạc vang
lên. Vì thế âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần
phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của các
thế hệ. Những năm qua thực hiện NQ hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng
khóa VIII, NQ 23 của Bộ chính trị ban hành về nội dung văn học nghệ
thuật trong tình hình mới.
Với chủ đề nâng cao chất
lượng sáng tác văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới do chi hội nêu
ra, tôi rất tâm đắc vì đây là vấn đề cốt lõi quan trọng của VNS Hội
viên Hội văn học nghệ thuật chúng ta.
Trong đó việc sáng tác
âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng, bởi thế chủ đề “Nâng cao chất lượng
sáng tác âm nhạc” nói riêng trong mối quan tâm chung của nâng cao chất
lượng sáng tác văn học nghệ thuật tại các chi hội, các chuyên ngành,
thông qua việc định hướng và nêu cao tính chủ động sáng tạo trong mỗi
nhạc sĩ vừa là yêu cầu của tổ chức hội, vừa là động lực nhu câu
của người nhạc sĩ, tư duy sáng tạo mang đậm bản sắc dân tộc hòa
nhập với đời sống âm nhạc đương đại góp phần làm nên nhiều tác phẩm
âm nhạc phong phú hơn phục vụ cho đời sống chúng ta tốt hơn nữa.
Chuyên ngành âm nhạc của chi hội VHNT Bảo Lộc có 9/41 hội
viên, tuy số lượng không nhiều nhưng cũng có nhiều đóng góp trong các hoạt động
của chi hội. Đa số các NS của chi hội đều có đóng góp tích cực vào các hoạt động
lễ hội của địa phương như : tham gia sáng tác, biên tập thực hiện các Đặc
san văn học nghệ thuật trong và ngoài thành phố, tham gia giám khảo thẩm định
chất lượng nghệ thuật các cuộc thi, tham gia xây dựng kịch bản các sự kiện kỷ
niệm, đặc biệt trong công tác xây dựng các CLB GĐVH các NS đã giúp dàn dựng
chương trình và phối hợp tổ chức Liên hoan CLB GĐVH ở khu dân cư hằng năm đạt
kết quả hết sức tốt đẹp, huy động nhiều diễn viên quần chúng tham gia vào hoạt
động của Liên hoan.
Cùng với các tác phẩm đoạt giải, nhiều
tác phẩm âm nhạc của hội viên chuyên ngành âm nhạc đã tích cực đóng góp vào
việc phổ biến, nâng cao trình độ thưởng thức văn học nghệ thuật của nhân dân;
Tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin trên nhiều lĩnh vực, góp phần đẩy
mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ ở cơ sở.
Hầu hết anh chị em HV chuyên ngành âm nhạc đều giữ vững
tư cách nghề nghiệp, đạo đức và tinh thần đoàn kết tốt với tòan thể chi hội. Đa
số NS dự trại sáng tác cấp tỉnh, trại sáng tác về Bảo Lâm, Đạ tẻ, Cát
tiên nhiều ca khúc mang đậm nét vùng miền của cao nguyên luôn được nhiều
nhóm và cá nhân thể hiện trong các buổi hội thi liên hoan văn nghệ quần chúng
như: Hãy đến với cao nguyên, Cho cao nguyên mãi xanh… của NS Bùi ngọc
Hùng; B’lao sương, Âm vang Đamb’ri, Lời thì thầm của đất… của NS Thanh
Hùng; Em đi trong hoa nắng, Nghiêng chiều cao nguyên, Miền quê mới…của NS
Trần khánh Nam; Mặt Hồ, Chúng em đi trồng rừng, B’lao xanh, Ta nợ em
một buổi chiều… của NS Trọng Thủy; Hương trà, Di linh tôi yêu, thành
phố trẻ tôi yêu … của NS Thu Hường; Vui hội mùa…NS Dương chức Thanh; Ba
là dòng sông của đời con, phép màu dâng mẹ… của NS Thanh Quảng…
Câu lạc bộ Âm nhạc Diapason : do nhạc sĩ Bùi Ngọc Hùng
làm chủ nhiệm CLB, vơí nhiệm vụ và mục tiêu tập hợp lực lượng yêu âm nhạc trong
giới trẻ để phổ biến, sáng tác bài hát mới, nâng cao kiến thức âm nhạc, thanh
nhạc, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ lành mạnh, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở. CLB âm nhạc duy trì hơn 16 năm qua, hằng tuần tổ chức sinh
hoạt. Với 740 kỳ sinh hoạt mỗi năm đã giúp nhiều hội viên hát thành thạo 88 ca
khúc mới.
Thành tựu là thế song tôi thấy thấm
thía những vấn đề còn hạn chế và tồn tại lâu nay “So với yêu cầu phát triển đất nước và những định hướng được
xác định trong Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII), hoạt động văn học, nghệ thuật
thời gian qua còn bộc lộ một số yếu kem, khuyết điểm” được nêu ra là:
- Trong
sáng tác, biểu diễn, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật còn không ít
tác phẩm và hoạt động chưa thể hiện được tính chất tiên tiến và bản sắc dân tộc.
Số lượng tác phẩm ngày càng nhiều song còn ít tấc phẩm có giá trị cao về tư tưởng
và nghệ thuật. Trong một số tác phẩm, lý tưởng xã hội – thẩm mỹ không rõ nét, ý
nghĩa xã hội còn hạn hẹp. Một số văn nghệ sĩ còn hạn chế trong tiếp cận và nhận
thức những vấn đề mới của cuộc sống, chưa cảm nhận đầy đủ ý nghĩa, chiều sâu và
tính phức tạp của quá trình chuyển biến mang tính lịch sử trong thời kỳ mới của
đất nước. Có biểu hiện xa lánh những vấn đề lớn lao của đất nước, chạy theo các
đề tài nhỏ nhặt, tầm thường, chiều theo thị hiếu thấp kém của một bộ phận công
chúng, hạ thấp chức năng giáo dục, nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí.
Trong một số trường hợp, có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung tô đậm mặt đen tối,
tiêu cực của cuộc sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử hoặc bị
các thế lực thù địch lôi kéo, đã sáng tác và truyền bá các tác phẩm độc hại, đi
ngược lại với lợi ích của nhân dân và đất nước... Tình trạng nghiệp dư hoá các
hoạt động văn học, nghệ thuật chuyên nghiệp có chiều hướng tăng lên.
Hoạt
động phê bình văn học, nghệ thuật có biểu hiện tụt hậu so với yêu cầu, thực hiện
chưa tốt chức năng hướng dẫn, điều chỉnh và đồng hành với sáng tác. Chất lượng
khoa học và tính chuyên nghiệp của phê bình bị xem nhẹ; xuất hiện lối phê bình
cảm tính, thiếu một hệ thống tiêu chí tin cậy để đánh giá tác giả và tác phẩm,
văn hóa phê bình bị hạ thấp...
-
Một số sản phẩm văn học, nghệ thuật tầm thường, chất lượng kém được phát hành,
truyền bá gây tác hại, ảnh hưởng xấu tới công chúng, nhất là thế hệ trẻ. Một số
đài truyền hình đã phát những chương trình ca nhạc, phim... không lành mạnh,
gây tác động tiêu cực đến tư tưởng, thẩm mỹ của công chúng. Nhìn chung, còn ít
sản phẩm văn hoá đến được các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Số tác phẩm có giá trị của ta được giới thiệu ra nước
ngoài còn hạn chế; trong khi đó, một số sản phẩm không phù hợp với truyền thống
đạo đức, văn hoá của dân tộc, thậm chí độc hại, phản động của nước ngoài lại
xâm nhập vào nước ta, gây nên nhiều tác động tiêu cực.
-
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sĩ còn nhiều bất cập, yếu kém: Đội
ngũ lý luận, phê bình vừa thiếu, vừa bị hụt hẫng thế hệ kế cận, phân bổ không đều
ở các ngành nghệ thuật.
Vấn
đề được đặt ra hôm nay là chúng ta phải tiếp tục khơi lại mạch
nguồn, khơi dậy tinh thần phấn khởi của người sáng tác vừa tiếp thu
cái mới vừa nâng cao các giá trị âm nhạc truyền thống đích thực như
âm nhạc dân tộc, dân ca… không chạy theo kiểu mì ăn liền, để rồi người
sáng tác không nhớ nổi bài mình sáng tác, công chúng quay lưng lại
với nhạc sĩ… đó là thảm họa âm nhạc … là lỗi của chúng ta.
Những
năm qua nhiều nhạc sĩ đã trải nghiệm khả năng sáng tạo của mình
trong nhiều thể loại sáng tác, chủ đề chính vẫn là về quê hương cao
nguyên Lâm Đồng giàu đẹp, về truyền thống và tình yêu của những con
người trên miền đất đỏ ba zan này, ngoài những thành công, anh chị em
nhạc sĩ còn nhiều khó khăn trong việc nhân rộng phổ biến giới thiệu
tác phẩm, tác phẩm hoàn tất trong bao gian nan rồi in thành sách, làm
CD … cũng chỉ tặng bạn bè cho vui chứ không thể kinh doanh gì … hiệu
suất sáng tạo cũng bị hạn chế theo chiều hướng kinh tế…từ đó việc
sáng tác cũng bị hạn chế theo, ít sáng tác hoặc giảm sự say mê
trong sáng tác, chế độ nhuận bút chỉ mang tính tượng trưng…chi phí
cho việc dàn dựng biểu diễn giới thiệu tác phẩm rất tốn kém…
Để
nâng cao chất lượng sáng tạo văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới,
tôi xin đề xuất:
1.
Mỗi VNS chúng
ta phải tiếp tục nâng cao kỹ năng chuyên ngành của mình, trong âm nhạc
cũng phải kết hợp chặt chẽ giữa âm nhạc truyền thống với âm nhạc
thời đại, phải tận dụng đúng và kịp thời công nghệ thông tin để ghi
chép, lưu giữ và quảng bá tác phẩm âm nhạc đến với tổ chức và công
chúng. Phải kết hợp tư duy sáng tạo gắn liền và gần hơn với hơi thở
cuộc sống. Hãy lắng nghe để tác phẩm hướng đến “Chân, thiện, mỹ…”
không tự thỏa mãn bằng lòng với chất lượng hiện nay…
2.
Chi hội và tổ
chức Hội văn học nghệ thuật cần tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ tác
giả, tác phẩm thỏa đáng hơn nhằm giúp cho người làm âm nhạc có điều
kiện phát huy khả năng của mình cống hiến vì nền văn học nghệ thuật
đậm đà bản sắc dân tộc. Sáng tạo nghệ thuật là yêu cầu của VNS,
chất lượng nghệ thuật mới là thước đo và thử thách đối với mỗi VNS
chúng ta, hãy hâm nóng nhiệt huyết trong tâm hồn VNS để đem lại cho
đời sống những giá trị đích thực vượt qua thời gian và không gian
của đời sống nhân loại.
Kính chúc các anh chị
VNS hạnh phúc và sáng tạo thành đạt.
Trân trọng cảm ơn.
NS Trần Hữu Đông.
Không có nhận xét nào:
Like hoặc No